Bài 1 - Menden và di truyền học

Phần I- Di truyền và biến dị
Chương I- Các thí nghiệm của Menđen

Bài 1: Menđen và di truyền học Tiết 1

Tuần 1
Ngày dạy:
Lớp:9
A. Mục tiêu.
1/ Kiến thức:
+ Biết: Trình bày được mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của di truyền học.
+ Hiểu: được công lao to lớn và trình bày được phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen.
+ Vận dụng: Hiểu và ghi nhớ một số thuật ngữ và kí hiệu trong di truyền học.
2/ Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát và phân tích.
3/ Thái độ: Có ý thức tìm tòi nghiên cứu và biết được vai trò của đậu Hà Lan trong nghiên cứu di truyền của Men đen.
B. Chuẩn bị.
-GV:
+ Tranh phóng to hình 1.2.
+ Tranh ảnh hay chân dung Menđen.
C. hoạt động dạy - học.
1.Kiểm tra bài cũ: không
2. Bài mới
VB: Di truyền học tuy mới hình thành từ đầu thế kỉ XX nhưng chiếm một vị trí quan trọng trong sinh học và Menđen là người đặt nền móng cho di truyền học. Vậy di truyền học nghiên cứu vấn đề gì? nó có ý nghĩa như thế nào? chúng ta cùng nghiên cứu bài hôm nay.

Hoạt động 1: Di truyền học
Mục tiêu: Học sinh khái niệm di truyền và biến dị. Nắm được mục đích, ý nghĩa của di truyền học.

Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung

- GV cho HS đọc khái niệm di truyền và biến dị mục I SGK.
-Thế nào là di truyền và biến dị ?
- GV giải thích rõ: biến dị và di truyền là 2 hiện tượng trái ngược nhau nhưng tiến hành song song và gắn liền với quá trình sinh sản.
- GV cho HS làm bài tập ( SGK mục I.

- Cho HS tiếp tục tìm hiểu mục I để trả lời:
- Cá nhân HS đọc SGK.
- 1 HS dọc to khái niệm biến dị và di truyền.

- HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.


- Liên hệ bản thân và xác định xem mình giống và khác bó mẹ ở điểm nào: hình dạng tai, mắt, mũi, tóc, màu da... và trình bày trước lớp.

- Dựa vào ( SGK mục I để trả lời.
I. Di truyền học
- Di truyền: Là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ tồ tiên cho các thế hệ con cháu.
- Biến dị: Là hiện tượng con sinh ra khác bố, mẹ, tổ tiên và khác nhau ở nhiều chi tiết.
- Di truyền học nghiên cứu về cơ sở vật chất, cơ chế, tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị.
- Di truyền học có vai trò quan trọng không chỉ về lí thuyết mà còn có giá trị thực tiễn cho khoa học chọn giống, y học và đặc biệt là công nghệ sinh học hiện đại.

Hoạt động 2: Menđen – người đặt nền móng cho di truyền học
Mục tiêu: HS hiểu và trình bày được phương pháp nghiên cứu Di truyền của Menđen: phương pháp phân tích thế hệ lai.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung

- GV cho HS đọc tiểu sử Menđen SGK.
- Yêu cầu HS quan sát kĩ hình 1.2 và nêu nhận xét về đặc điểm của từng cặp tính trạng đem lai?
- Treo hình 1.2 phóng to để phân tích.
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK và nêu phương pháp nghiên cứu của Menđen?
- GV: trước Menđen, nhiều nhà khoa học đã thực hiện các phép lai trên đậu Hà Lan nhưng không thành công. Menđen có ưu điểm: chọn đối tượng thuần chủng, có vòng đời ngắn, lai 1-2 cặp tính trạng tương phản, thí nghiệm lặp đi lặp lại nhiều lần, dùng toán thống kê để xử lý kết quả.
- GV giải thích vì sao menđen chọn đậu Hà Lan làm đối tượng để nghiên cứu.
- 1 HS đọc to , cả lớp theo dõi.

- HS quan sát và phân tích H 1.2, nêu được sự tương phản của từng cặp tính trạng.

- Đọc kĩ thông tin SGK, trình bày được nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai.
- 1 vài HS phát biểu, bổ sung.
- HS lắng nghe GV giới thiệu.

- HS suy nghĩ và trả lời.
II. Menđen – người đặt nền móng cho di truyền học
- Crê Go Menđen (1822-1884) người đầu tiên vận dụng phương pháp khoa học vào nghiên cứu di truyền.
- Phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen có nội dung cơ
  Thông tin chi tiết
Tên file:
Bài 1 - Menden và di truyền học
Phiên bản:
N/A
Tác giả:
Trần Duy Linh
Website hỗ trợ:
N/A
Thuộc chủ đề:
Sinh học 9
Gửi lên:
20/03/2014 15:03
Cập nhật:
20/03/2014 15:03
Người gửi:
N/A
Thông tin bản quyền:
N/A
Dung lượng:
42.50 KB
Xem:
2792
Tải về:
20
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về file này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá File

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây